Nám được định giới chuyên gia làm đẹp định nghĩa là một dạng bệnh lý về da. Nám được chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo mức độ ảnh hưởng trên lớp da.
Thuộc về bệnh lý, để đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý cho từng loại nám, bạn hãy chắn một điều rằng cần xác định nguyên nhân hình thành lên nám.
Nám có rất nhiều tên gọi khác nhau: Nám chân đinh, nám mảng, nám chân sâu, nám nông, nám đồi mồi, tàn nhang,….và sự xuất hiện của nám trên bề mặt da cũng phân bổ không đều: 2 bên gò má, trán, mũi và cằm,….Nhưng sẽ được xếp vào 2 nhóm nám:
1. Nhóm nám hoạt tính
* Đặc điểm: Xuất hiện thành từng mảng nhỏ và dần lan rộng khi có điều kiện thuận lợi. Nám tập trung chủ yếu 2 bên gò má, trán, mũi và cằm. Màu nám thường nhạt, có biên giới xác định rõ, chân nám ăn nông chủ yếu ở thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da.
* Nguyên nhân
– Tiếp xúc ánh nắng mặt trời gay gắt: các tia bức xạ UVA, UVB có trong ánh nắng kích thích tế bào hắc tố, đặc biệt là trên nền da có tiềm ẩn dị ứng do hóa chất, sẽ trực tiếp gây ra rối loạn sắc tố da, đồng thời thúc đẩy lão hóa da, ung thư da và gián tiếp gây nám da.
– Môi trường nắng nóng, ô nhiễm
– Bệnh lý gây viêm da, nhiễm trùng nhiễm độc dẫn tới rối loại sắc tố da gây sạm nám
– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, làm bào mòn da dẫn đến tăng sinh sắc tố gây nám da
2. Nhóm nám định tính
* Đặc điểm: các đốm tròn có màu sắc từ nâu nhạt tới đen đậm dễ bị nhầm lẫn với vết thâm do mụn. Xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, tập trung chủ yếu đối xứng hai bên má, trán, cằm. Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì.
* Nguyên nhân hình thành chính:
– Sự lão hóa là một quá trình tất yếu của da.
– Sự thay đổi nội tiết tố: Nám da có thể xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh, những người sử dụng thuốc tránh thai hay nội tiết thay thế.
– Nám da cũng có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp, buồng trứng.
– Stress kéo dài gây rối loạn sắc tố
– Nhiễm độc thủy ngân, chì, corticoid,… có trong các loại mỹ phẩm
– Yếu tố di truyền: Thường sẽ xuất hiện các đốm nám như tàn nhang khi bước vào tuổi dậy thì
3. Các biện pháp điều trị bệnh Nám da
Việc điều trị nám da thường không dễ dàn và cần có một quy trình phối hợp dựa trên những nguyên nhân và mức độ nám của mỗi người trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh việc điều trị theo sự chỉ định của chuyên gia, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Các thức ăn giàu glutathione như cà chua có thể ngăn ngừa quá trình hình thành nám da. Các thực phẩm giàu selen như măng, nấm, trứng, hải sản,… giúp phòng ngừa nám da tái phát. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng rất cần thiết để có được một làn da khỏe mạnh, hạn chế sự hình thành nám da. Các thức ăn gây kích thích như ớt, tiêu, bia rượu,… cũng cần được hạn chế.
Chống nắng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị nám da hiệu quả, đặc biệt từ 10 đến 15h hàng ngày là lúc ánh nắng có tia UV rất cao gây hại cho da, ngăn cản hiệu quả điều trị nám da.
Bên cạnh đó, các biện pháp tránh nắng vật lý như áo quần chống nắng, đội mũ, mang khẩu trang, găng vớ,… cũng cần được thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả điều trị.